Một số lập luận khác A-tu-la

A Tu La và có nhiều tên gọi khác nhau: A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân. Trong Kinh thường nêu ra ba loại A Tu La: 1/ A Tu La thiên đạo. 2/ A Tu La quỷ đạo. 3/ A Tu La súc đạo.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, quyển 1, trang 84 giải thích: "A Tu La là một trong 6 đường, một trong 8 bộ chúng, một trong 10 giới, một trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ, Một loại quỷ thần hiếu chiến, thường bị coi là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích không ngừng nên có danh từ A Tu La trường, A Tu La chiến v.v…

Theo phẩm A Tu La Luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3: Thân hình của A Tu La cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Còn phẩm A tu La Luân trong Kinh Trường A Hàm 20, phẩm A tu luân trong Kinh Đại Lâu Thán 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5 v.v…đều ghi rõ chỗ ở và sự tích của A Tu La. Về nghiệp nhân của A tu la, các Kinh thường nêu ra 3 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loại nầy: Sân, mạn, nghi.

Theo Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt thì liệt kê ra 10 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loài A tu la.

  • 1.Thân làm việc ác nhỏ.
  • 2. Miệng nói lời ác nhỏ.
  • 3. Ý nghĩ điều ác nhỏ.
  • 4. Lòng nảy kiêu mạn.
  • 5. Lòng nảy ngã mạn.
  • 6. Lòng nảy tăng thượng mạn.
  • 7. Lòng nảy đại mạn.
  • 8. Lòng nảy tà mạn.
  • 9. Lòng nảy mạn mạn.
  • 10. Hướng đến các căn lành.

Hình tượng của A tu la có nhiều thuyết khác nhau. Có chỗ cho rằng: A tu la có 9 đầu, 1000 mắt, miệng phun lửa, có 990 tay, 6 chân, thân to gấp 4 lần núi Tu di. Có chỗ cho rằng: A tu la có 1000 đầu, 2000 tay; 10.000 đầu, 20.000 tay; 3 đầu, 6 tay. Có chỗ cho rằng: A tu la có 3 mặt màu xanh đen, giận dữ, mình trụi và có 6 cánh tay.

Nhưng có thể chưa có nguồn nào đáng tin cậy. Nên các điều trên nay chỉ là giả thuyết.